Người bê tráp - thành phần không thể thiếu trong lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi, là nghi lễ quan trọng thứ hai sau lễ cưới trong phong tục cưới hỏi Việt Nam. Lễ ăn hỏi là sự thông báo chính thức với gia đình, họ hàng và bạn bè đôi bên về việc đôi nam nữ sắp nên nghĩa vợ chồng. Với tính chất quan trọng đó, lễ ăn hỏi được hai bên gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ các tráp lễ vật, người đại diện và đặc biệt thành phần không thể thiếu là những người bê tráp.
Trong phong tục cưới hỏi Việt Nam, mâm lễ vật đưa sang nhà gái được chuẩn bị rất cầu kỳ. Nhà trai đã chuẩn bị lễ vật trước và sẽ nhờ các một nhóm thanh niên trang trọng bê vào nhà gái, nhà gái cũng phải có một đội đỡ tráp tương ứng với số người bưng tráp bên họ nhà trai. Trong phong tục cưới hỏi Việt Nam, lễ ăn hỏi là nghi lễ có tính chất thông báo việc hỷ sự sắp diễn ra của đôi bạn trẻ. Những người họ hàng thân thuộc và bạn bè thân thiết của cô dâu chú rể sẽ được mời đến dự. Vì vậy, ngoài vai trò là người bê/ đỡ tráp, những người bê tráp còn giúp cô dâu chú rể trong việc trò chuyện và tiếp nước cho quan khách và họ hàng hai bên gia đình.
Nghi thức trao và nhận tráp lễ vật là một trong những nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi Việt Nam. Nhưng không phải lúc nào các cặp vợ chồng cũng chọn cho mình được một đội bưng tráp ưng ý. Rất nhiều cặp đôi đã tìm đến dịch vụ thuê người bê tráp. Với dịch vụ này bạn có thể thuê được một đội bê tráp đồng đều về chiều cao, họ cũng sẽ tự chuẩn bị trang phục và trang điểm một cách đồng đều và nhất quán. Đây thực sự là giải pháp tốt cho các gia đình thông gia ở cách xa nhau.
Trang phục đồng bộ
Ngày xưa, người Việt ta có tục thách cưới. Trong phong tục cưới hỏi Việt Nam truyền thống, vào ngày ăn hỏi, gia đình nhà trai phải mang sang nhà gái đầy đủ các lễ vật mà nhà gái đã thách cưới trước đó. Ngày nay, tục thách cưới đã không còn nữa, nhưng tập tục mang lễ vật sang nhà gái trong ngày ăn hỏi vẫn được lưu giữ như một nét văn hóa độc đáo trong phong tục cưới hỏi Việt Nam. Chính vì vậy trang phục của đội bê tráp cũng phải được đôi bên gia đình chú ý sao cho đồng bộ, đẹp mắt. Thường thì nam giới sẽ mặc quần Âu tối màu, áo sơ mi trắng, thắt cà vạt; còn nữ giới sẽ mặc áo dài tương ứng với màu cà vạt của đội nam.
Tùy theo số tráp lễ vật nhà trai chuẩn bị mà tìm số lượng người bê tráp cho vừa đủ. Mỗi người chỉ được bê một tráp. Trong phong tục cưới hỏi Việt Nam, các thành viên tham gia bê và đỡ tráp phải là những nam thanh nữ tú có tuổi đời nhỏ hơn hoặc bằng tuổi với cô dâu chú rể. Họ cũng phải là những người chưa lập gia đình được chọn ra từ anh em, bạn bè thân thiết của đôi vợ chồng trẻ. Những người được chọn phải là người xấp xỉ tuổi nhau, chiều cao ngang nhau, có gương mặt khả ái, nét mặt tươi tắn để làm tăng phần tươi vui, trang trọng cho ngày hỷ sự
Tráp ăn hỏi | Người bê, đón tráp | Thiệp cưới | Hoa cô dâu | Hoa cài áo | Xe hoa | Cổng hoa tươi | Cổng hoa lụa | Cổng bóng | Phông cưới lụa | Phông cưới in | Phông cưới hoa giấy | Góc chụp ảnh lưu niệm |Nhà bạt | Bàn, ghế | Đường dẫn, cột hoa | Phụ kiện |Chụp ảnh | Thuê xe | Dẫn chương trình (MC) | Âm thanh, ánh sáng | Nấu cỗ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét